Bài 6: Tìm hiểu Biến, Hằng số trong C/C++

Biến là gì? Hằng số là gì? Vậy tại sao chúng ta phải dùng chúng và dùng cho mục đích gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Biến là gì?

Biến được hiểu là vùng chứa dữ liệu và mỗi biến sẽ chứa 1 giá trị dữ liệu.

Trong C++ biến được phân ra nhiều loại (được định nghĩa bằng các từ khóa khác nhau), ví dụ như:

  • int: kiểu dữ liệu này dùng để lưu trữ số nguyênkhông có số thập phân (ví dụ như: 2, 5, 200, 100, -10, -25,..),
  • double: lưu trữ số dấu phẩy động, với số thâp phân (ví dụ như: 10,5, 24,7, -19,3),
  • char: lưu trữ các ký tự đơn, (ví dụ như: a, B, x, D, %, ^,..) và lưu ý kiểu ký tự phải nằm trong dấu nhấy đơn ',
  • string: lưu trữ một chuỗi ký tự (chuỗi: gồm nhiều ký tự đơn ghép lại). Ví dụ như: "Anh Huy Coder Đẹp Trai". Lưu ý chuỗi phải nằm trong dấu ngoặc kép ",
  • bool: lưu trữ giá trị chỉ có 2 trạng thái là: đúng hoặc sai

Cú pháp để tạo biến:

<kiểu dữ liệu> tênBiến = giá trị;

Đầu tiên chúng ta phải khai báo kiểu dữ liệu cho biến, tiếp theo chúng ta sẽ đặt tên biến và gán giá trị cho biến đó. Vào ví dụ cụ thể:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  string tenTuong = "Garen";
  cout << tenTuong;
  return 0;
}

Ở ví dụ này chúng ta đặt tên biến là tenTuong có kiểu dữ liệu là string và giá trị là Garen. Sau đó in ra màn hình tên tướng đó. Kết quả ta nhận được là:

Garen

Bạn cũng có thể khai báo biến theo cách này:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
	string tenTuong;
    tenTuong = "Garen";
  	cout << tenTuong;
  	return 0;
}

Bạn lưu ý rằng nếu biến được gán một giá trị khác phía bên dưới thì giá trị của biến sẽ bị thay đổi nhé. Ví dụ:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
	string tenTuong = "Garen";
    tenTuong = "Annie";
  	cout << tenTuong;
  	return 0;
}

Lúc này tenTuong sẽ được thay thế bằng Annie chứ không phải là Garen.

Khai báo nhiều biến

Mình sẽ giới thiệu cho bạn cách để khai báo nhiều biến trong trường hợp bạn muốn rút gọn code và không muốn khai báo nhiều lần.

Cách thứ nhất: Bạn có thể khai báo và gán giá trị trên cùng một dòng. Ví dụ như:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  int tuong1 = 1, tuong2 = 4, tuong3 = 10;  
  cout << "Tổng sức mạnh 3 tướng: " << tuong1 + tuong2 + tuong3;
  return 0;
}

Cách thứ hai: Bạn cũng có thể gán cùng một giá trị cho nhiều biến trên cùng một dòng:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  int tuong1, tuong2, tuong3;
  tuong1 = tuong2 = tuong3 = 1500;
  cout << "Tổng sức mạnh 3 tướng: " << tuong1 + tuong2 + tuong3;
  return 0;
}

Quy tắc đặt tên biến

Tại sao đặt tên biến cần phải có quy tắc nhỉ?. Mình sẽ nêu ra vài lý do để bạn có thể hiểu được nguyên nhân nhé:

  • Thứ nhất, đặt tên có quy tắc sẽ khiến bạn dễ nhớ và nhanh tìm ra nguyên nhân để fix bug (sửa lỗi) hơn.
  • Thứ hai, sau này các bạn có đi làm công ty và phải làm theo teamwork (làm việc nhóm) thì bạn phải theo quy tắc chung chứ nếu mỗi người tự viết theo ý thì sẽ khó mà bắt kịp luồng code của đồng đội.
  • Và một số lợi ích khác, tóm lại bạn nên đặt tên biến theo quy tắt để làm cho code của bạn được đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Đây là một ví dụ về việc đặt tên biến theo quy tắc:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  // Đặt tên tướng
  int tenTuong = "Garen";
  
  // Được phép, nhưng mà khó hình dung hơn việc bạn đặt rõ ràng hơn một chút.
  int t = "Garen";
}

Hằng số

Hằng số được sử dụng khi bạn không muốn giá trị nó thay đổi khi bạn gán giá trị khác bên dưới nó. Ví dụ như:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  const int sucManh = 1500;
  sucManh = 25000;
  cout << sucManh;
  return 0;
}

Và kết quả trả về:

prog.cpp: In function ‘int main()’:
prog.cpp:6:11: error: assignment of read-only variable ‘sucManh’
    6 |   sucManh = 25000;
      |   ~~~~~~~~^~~~~~~

Xuất hiện thông báo lỗi này nghĩa là bạn đã khai báo hằng số là sucManh với giá trị là 1500, thì bạn không thể giá một giá trị khác cho biến sức mạnh nữa. Vì vậy thông báo lỗi hiện ra. Nhưng vậy bạn đã hiểu hằng số là gì và hoạt động như thế nào rồi nhỉ?

Một ví dụ khác về hằng số:

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
  const int sucManhGaren = 15000;
  const float satThuongVatLy = 75.5;
  cout << "Sức mạnh của Garen: " << sucManhGaren << "\n";
  cout << "Sát thương vật lý: " << satThuongVatLy;
  return 0;
}

Bạn hãy nhớ: Hằng số chỉ khai báo một lần và dùng giá trị đó cho toàn chương trình.

Bài hướng dẫn về Biến và Hằng số của mình đến đây đã kết thúc rồi, mình hi vọng bài học này sẽ có ích cho các bạn và sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về chúng để áp dụng vào trong học tập nhé. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại ở bài tiếp theo.

Bài trước Bài kế tiếp

Bài viết mới nhất

Bài 9: Chuỗi trong C/C++ (Phần 1)
224
0
Huy Coder
Bài 8: Toán tử trong C/C++
188
0
Đào Thanh Huy
Bài 8: Toán tử trong C/C++

20/03/2023 14:36:34

Bài 7: Kiểu dữ liệu trong C/C++
129
0
Đào Thanh Huy
Bài 5: Cách comment code trong C/C++
154
0
Đào Thanh Huy

Khách hàng tiêu biểu

Lựa chọn hàng đầu của 30.000+ Khách hàng, Doanh nghiệp.

Chat hỗ trợ
Chat ngay
Gọi ngay